Trong cuộc sống không tránh khỏi những lần gặp những chuyện, tình huống mà chúng ta muốn từ chối, nói “không”. Nhưng phải câu nệ, cả nể đối phương.
Như có lần vậy, Tôi có được một người nhờ đỡ làm một việc, biết là mình đang bận gấp lắm, nhưng vì nể tình tình làng nghĩa xóm, người lớn nên mình không thể từ chối mà đành chấp nhận. Cuối cùng việc đó mình làm cũng không hiệu quả như họ mong đợi mà bản thân việc của mình cũng bị trễ nải, cảm giác lúc đấy khó chịu. Cuộc sống nhiều sự việc tương tự như vậy.
Hay cũng có nhiều lần người thân, bạn bè nhờ đỡ chúng ta để đi “cửa sau” con đường tắc để giúp họ đạt điều mong muốn. Những việc không hợp với lẽ sống nguyên tắc của mình. Đứng trước tình huống như vậy, Việc từ chối là quan trọng. Nhưng từ chối như thế nào để đối cảm thấy chúng ta vẫn tôn trọng họ, không vô tâm, thờ ơ… Từ chối thế nào để làm cho cuộc nói chuyện trầm lắng, tẻ nhạt.
Đôi khi từ chối thẳng thắn, dứt khoát sẽ làm cho ta nhẹ đi trách nhiệm nặng nề. Nhưng lại làm cho mối quan hệ trở nên không tốt. Theo kinh nghiệm xử lý những tình huống như vậy, chúng ta cần phải trao dồi thêm kỹ năng để xử lý, kỹ thuật để nói chuyện và tất cả là từ trái tim. Một trong những thứ tôi học được từ người thầy của tôi khi để xử lý những tình huống như vậy là:
khi từ chối nói hãy không và tỏ ra tự trách mình, hết sức tự trách nhiệm về mình.
Có nghĩa là sao? bạn có hỏi tại sao phải trách mình, giống như một cách đối xử không tốt với bản thân, để bản thân thiết thòi không? đầu tiên nghe thì có vẻ như thế, nhưng suy cho cùng thì cách làm đó giúp chúng ta thoát khỏi một thứ nặng nề mà nếu khải chấp nhận thì càng để bản thân thiệt thòi hơn.
Tôi “kém cỏi, chậm chạm, không tốt để làm điều đó….” đôi khi chỉ cần tự trách nhiệm như vậy thôi thì bạn đã vượt qua những giây phút khó khăn khi quyết định, phải xử lý những việc vất vả không như ý mà khi bạn phải chấp nhận lời đề nghị.
Từ chối nhưng hãy dự liệu có thể tạo cơ hội mở đường cho đối phương tiếp tục, nài nỉ.
Vi dụ:
có ai nhờ bạn làm một việc gì đó mà bạn trả lời, ” bây giờ tôi không rảnh” thì khả năng họ sẽ nói ” à việc đó chưa gấp bạn có thể giúp tôi vào ngày mai….”. hay người bạn muốn bán chiếc xe cũ cho mình mà mình nói ” tôi chưa có tiền để mua” thì đối phương có thể nói ” cậu lấy dùng đi rùi khi nào có tiền hẵng trả cho tôi”….
Nhưng nếu chúng ta thẳng thừng từ chối: “gần đây tôi bận lắm”, “Tôi đang kiếm tiền để mua chiếc xe mới”… có vẽ thiếu mềm mỏng nhưng vấn đề được giải quyết.
Trong cuộc sống chúng ta cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đó cũng là một cách có tình người. Nhưng không phải lúc nào, và sự việc nào chúng ta cũng ra ta cũng chấp thuận. Thậm chí càng nên cự tuyệt với những yêu cầu vô lý. Một là để tốt cho ta và cũng tốt cho đối phương. Họ biết cách xoay sở, xử lý không thể dựa dẫm đến người khác với những việc trong khả năng.
Và tôi đúc kết 5 bước để từ chối một cách nhè nhàng, tôn trọng và đối phương dễ dàng chấp nhận và vẫn giữ vững mối quan hệ tốt.
1/Hãy lắng nghe đối phương nói, nghe hết nội dung để đối phương thấy mình được tôn trọng, được chấp nhận. Và khi ta trình bày lý do để từ chối thì họ cũng dễ dàng chấp nhận và không bị tổn thương.
2/ Giữ vững thái độ quân bình.
khi nói hãy nói với một ngữ điệu nhẹ nhàng như lắng nghe và hiểu việc đó nó quan trọng với họ.
2/ Từ chối và chịu trách nhiệm về mình
3/ Gợi ý giải pháp cho đối phương:
Tốt nhất sau khi từ chối, hãy gợi ý cho họ giải pháp giải quyết. Vì như vậy sẽ giúp đối phương lần sau có những việc tương tự như vậy họ có thể thể giải quyết được, nâng cao kỹ năng cho chính bản thân.
4/ Bày tỏ quan điểm của mình một cách có hiểu biết
Cuối cùng nếu có thể hãy nói những điều để bày tỏ sự quan tâm của ta dành cho đối phương ra và cho họ biết những nỗi khổ tâm của mình, để đối phương hiểu sau sắc hơn về sự việc, về nguyên tắc sống của mình…. ( tôi chỉ áp dụng với những người thân yêu, bạn bè, người tôi phải tiếp xúc nhiều, những người bạn ít thân tôi thường bỏ qua bước này.
Nếu bạn cũng gặp những tình huống khó xử, và cách cũ của bạn không hiệu quả. Hãy thử cách này. Tôi không chắc nó sẽ tốt hơn với bạn nhưng hãy thử nó, một lần cho phép mình để hoàn thiện và tăng chất lượng mối quan hệ.
Thân ái.